Máy ép nhựa là gì? Nguyên lí hoạt động của máy ép nhựa

Máy ép nhựa là gì? Ép nhựa là một quá trình sản xuất thường được sử dụng để chế tạo các mặt hàng từ đồ trang sức, đồ chơi đến các bộ phận cơ thể ô tô, vỏ điện thoại di động, chai nước, hộp đựng,… bằng nhựa. Về cơ bản, nhiều sản phẩm bằng nhựa mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày được sản xuất từ máy ép nhựa. Chỉ cần gắn khuôn thiết kế riêng biệt cho một sản phẩm là có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm. Do đó các sản phẩm nhựa có sự đa dạng về kích thước hình dạng.

may ep nhua la gi

Nguyên lí hoạt động của máy ép nhựa là gì?

Một máy ép nhựa được tạo thành từ các thành phần như: phễu nạp liệu, trục vít, nòng phun, bộ ép khuôn. Các hạt nhựa được đưa vào nòng phun bằng phễu. Nhựa được đặt trong phễu thường ở dạng bột hoặc dạng hạt. Mặc dù một số loại nhựa như cao su silicon, chất lỏng có thể không cần gia nhiệt. Vật liệu này sau đó được nấu chảy bằng cách sử dụng ma sát của một vít đối ứng đi kèm với các vòng gia nhiệt.

Nhựa nóng chảy sau đó được bơm qua vòi và vào khoang khuôn. Khi nhựa được bơm đầy vào khoang khuôn, vật liệu sẽ được làm nguội đi và đông cứng lại theo hình dạng của khuôn. Sau khi đã được định hình và khuôn sẽ mở ra, ta sẽ có được thành phẩm. Tuy nghe có vẻ dễ dàng, nhưng ép nhựa ra được thành phẩm thực sự là một quá trình rất phức tạp.

Máy ép nhựa có nhiều loại, lực ép từ 5 – 6000 tấn. Lực ép càng cao, máy càng lớn. Trong thực tế, máy ép nhưa được phân loại dựa trên lực ép. Có nhiều hình dạng như: máy ép nhựa đứng(trục đứng), máy ép nhựa ngang, máy ép nhựa nghiêng,..

Xem thêm: Sửa chữa biến tần – Inverter

Các loại máy ép nhựa

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy ép nhựa, cũng như các công ty chế tạo máy ép nhựa. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,… đều là những nơi sản xuất máy ép nhựa lớn trên thế giới. Các loại máy ép nhựa được sử dụng nhiều tại Việt Nam như: Fanuc, Sumitomo, JSW, LS, Woojin Plaim, Mitsubishi, Haitian,…Tuy nhiên, dù có nhiều hãng, nhiều loại máy ép nhựa đi chăng nữa thì nguyên lí cơ bản của máy ép nhựa là không đổi.

Ví dụ, một máy có khả năng cung cấp lực ép 110 tấn. Lực ép này sẽ đảm bảo rằng khuôn vẫn đóng trong quá trình phun. Nếu lực ép thấp hơn lực phun thì sẽ dẫn đến tình trạng trào vật liệu ra khỏi khuôn, hoặc làm sản phẩm bị biến dạng so với hình thù của khuôn. Độ nóng chảy hay độ nhớt của nhựa cũng ảnh hưởng đến quá trình định hình sản phẩm.

Hiện tại trên thị trường phổ biến nhất là hai loại máy. Máy ép sử dụng điện để điều khiển các trục và loại còn lại là máy dầu. Máy điện sẽ tiết kiệm điện hơn và cấu trúc gọn nhẹ hơn máy dầu.

Hy vọng một vài kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn hiểu một phần nào đó về máy ép nhựa cũng như công nghệ ép nhựa hiện nay.

Tham khảo thêm các tài liệu khác tại: Phi Trường Automation